Khuyến mãi Khuyến mãi

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả

Dong Dobio
Thứ Ba, 06/06/2023
Nội dung bài viết

Đặc điểm sinh học của cá tai tượng

Cá tai tượng là một loại cá sống ở nước ngọt, cũng có thể sống ở vùng nước lợ, sống chủ yếu ở khu vực vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam. Thân cá dẹt ở 2 bên, chiều dài gấp đôi chiều cao, mõm cá nhọn, miệng rộng, vây ở lưng rất dài, vây đuôi tròn, nặng từ 0,5kg trở lên. Thậm chí có những con cá tai tượng thương phẩm nặng đến vài kg.

Cá tai tượng đặc trưng cho cá vùng nhiệt đới nên chúng thích nghi rất tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ngay cả môi trường thiếu oxy thì cá cũng phát triển tốt. Tuy nhiên cá chịu lạnh kém, chịu nóng tốt, là giống cá ăn tạp nên khá dễ nuôi.

Thịt cá tai tượng khá thơm ngon, nhiều thịt, nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến làm nhiều món ngon. Đặc biệt giá thành cá tai tượng có thể dao động từ vài chục tới hơn trăm nghìn 1 kí, mang lại thu nhập rất cao cho người nuôi. Đó là lý do mà vì sao trong những năm gần đây nuôi cá tai tượng trở nên phổ biến.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả

hình ảnh cá tai tượng

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng nhanh lớn, hiệu quả cao

Nhìn chung cách nuôi cá tai tượng khá đơn giản, tuy nhiên bạn cần nuôi đúng kỹ thuật, áp dụng cách nuôi khoa học chuyên môn mới đem lại hiệu quả cao. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị ao nuôi cá tai tượng

Chuẩn bị ao nuôi tốt sẽ tạo môi trường tốt nhất để cá phát triển, lớn nhanh và hạn chế dịch bệnh. Các bạn có thể nuôi cá trong ao hồ, nuôi trong bể xi măng hoặc ao lót bạt đều được. Diện tích ao dao động 360 – 1500m2 hoặc tối thiểu trên 100m2.

– Nếu là ao hồ bùn đất, các bạn cần cải tạo ao cho tốt. Cụ thể cần vét đáy ao, tu sửa bờ, thau chua, cải tạo đáy, bón vôi khử khuẩn rồi phơi 5 – 7 ngày. Sau đó bón phân chuồng ủ hoai mục rồi bơm nước vào ao, ngâm 1 tuần là có thể bơm thêm nước vào nuôi cá. Khuyến cáo người nuôi cần gây màu nước cho ao nuôi bằng chế phẩm sinh học EM-G kết hợp sử dụng bột cá, bột đầu nành (tỷ lệ 1:1) liều lượng 2 - 3 kg/1.000 m2. Sử dụng liên tục, sau 3 - 5 ngày khi nước ao có màu xanh đọt chuối hoặc vàng nhạt là có thể thả cá giống.

– Với ao lót bạt thì khâu này đơn giản hơn rất nhiều, các bạn chỉ cần định hình ao, phủ lớp bạt lót lên toàn bộ ao, định hình góc bờ ao…Sau vài ngày có thể bơm nước vào thả cá mà không cần khử chua, phơi đáy như trên.

– Nước ao nuôi cá đảm bảo độ mặn 6 %, nhiệt độ nước từ 16 – 42 độ C, độ pH là 5.

Chọn cá tai tượng giống

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả

hình ảnh cá tai tượng

Khâu chọn giống trong kỹ thuật nuôi cá tai tượng rất quan trọng bởi nó cũng ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của cá. Bạn nên chọn giống ở các trại giống uy tín, đã kiểm dịch, cá bơi khỏe, đều nhanh, nhanh nhẹn, kiểm tra cá không trầy xước và không bị bệnh tật. Nhớ chọn cá kích thước đều nhưng không quá nhỏ bởi giống quá nhỏ sẽ dễ chết. 

Thả cá giống vào trong ao nuôi

– Thời điểm thả cá: nên thả cá vào buổi sáng sớm hoặc thả khi chiều mát mẻ. Tránh thả cả khi trời nắng hoặc mưa to bởi như vậy cá sốc dễ chết, ốm yếu.

– Mật độ thả cá: cá tai tượng nên nuôi ở mật độ 3 – 10 con/m2, với ao lót bạt có thể nuôi mật độ dày hơn. Trong trường hợp nuôi ghép với giống khác thì mật độ thả thấp hơn.

– Cách thả cá giống: bạn không thả cá ngay, mà khi mua cá ở trại giống về, các bạn ngâm bao cá trong ao tầm 15-30 phút cho cá quen rồi mở miệng bao cho cá từ từ bơi ra.

Thức ăn cho cá tai tượng 

Để cá tai tượng phát triển tốt, các bạn cần cho ăn đúng cách. Loại cá này rất háu ăn, các bạn có thể cho chúng ăn rau bèo hay cá sống đều được, thức ăn cần đa dạng để cá mau lớn. Thức ăn của cá chủ yếu như: cua, cá bé, tôm, ốc, giun quế, trai, ngô, thóc, đậu tương, cám, rau muống, rau bèo…Ngoài ra các bạn có thể cho cá ăn thêm thức ăn bổ sung như cám viên, chế phẩm sinh học, vitamin và các khoáng vi lượng…

– Cá mới thả ao tầm 1 tháng tuổi thì cho ăn bèo, lá sắn, rau muống cắt nhỏ…

– Tầm 2 – 3 tuần sau thì bổ sung thêm cám viên, giun quế hoặc thức ăn tinh

– Mỗi lần cho cá tai tượng ăn khoảng 2 lần vào buổi sáng và chiều mát

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả

hình ảnh cá tai tượng

Chăm sóc, thay nước cho ao nuôi cá tai tượng

Trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên, thay nước định kỳ, kết hợp bổ sung các loại vitamin để cá nhanh hơn. 

Nếu không có điều kiện thay nước, bà con có thể sử dụng các loại sản phẩm sát khuẩn nguồn nước như: BKC DobioIodine Dobio để diệt các loại ký sinh trùng, vi khuẩn có trong ao. Sau khi sử dụng sát khuẩn hết 1 liệu trình, cách đó 3-5 ngày bà con sử dụng sản phẩm vi sinh như Dobio AlgaeDobio nitro...để tạo hệ vi sinh có lợi dồi dào và phục hồi màu nước.

Nên bổ sung  Vitamin C35 định kỳ từ 3 đến 5g/1kg thức ăn hàng ngày cho tôm cá và cho chúng ăn 1-2 lần/ngày.

 Khi thời tiết có dấu hiệu thay đổi, bà con có thể tăng liều lượng vitamin C35 lên 5 đến 7g/kg thức ăn và cho chúng ăn cho ăn 1-2 lần/ngày.

Khi cá mắc bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia bệnh, không tự tiện sử dụng thuốc hóa chất để điều trị. Đối với ao cần thường xuyên bón thêm BZT DOBIO - Men vi sinh xử lý đáy và gây màu nước ao nuôi tôm cá  nhằm cải thiện chất lượng nước ao.

Thu hoạch cá tai tượng

Sau khi nuôi tầm 1 năm là có thể tiến hành thu hoạch cá, lúc này cá nặng tầm 500 – 600g/con. Nếu muốn cá to hơn thì nuôi thêm nửa năm. 

Hy vọng với những chia sẻ của DOBIO trên sẽ giúp bà con nông dân có được cách nuôi cá tai tượng hiệu quả và áp dụng tốt vào cho trang trại nuôi cá của mình

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn - www.dobio.com.vn - www.thuysandopa.vn

Facebook: www.facebook.com/thuysandopa

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
Công Ty Dobio Việt Nam Chuyên Gia Về Chế Phẩm Men Vi Sinh Nông Nghiệp Thuỷ Sản Công Ty Dobio Việt Nam Chuyên Gia Về Chế Phẩm Men Vi Sinh Nông Nghiệp Thuỷ Sản
Công Ty Dobio Việt Nam Chuyên Gia Về Chế Phẩm Men Vi Sinh Nông Nghiệp Thuỷ Sản